Thứ tư , 04-01-2017
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Thầy TẠ MINH CƯỜNG TRƯỞNG KHOA
|
|
|
Thầy HUỲNH NGỌC MAI PHÓ TRƯỞNG KHOA |
Thầy PHẠM MINH NGHĨA PHÓ TRƯỞNG KHOA |
|
|
1. Chức năng
Là đơn vị quản lý chuyên môn của Trường, trực tiếp quản lý toàn diện quá trình tổ chức, phục vụ đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn.
2. Nhiệm vụ chung
- Quản lý giảng viên, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo định hướng phát triển chung của Trường, bao gồm: Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo được trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học; xây dựng đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSSV, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng đào tạo HSSV do khoa quản lý;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;
- Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;
- Lập thời khóa biểu, quản lý nhập điểm các học phần do khoa quản lý;
- Quản lý tài sản, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo thuộc lĩnh vực do khoa quản lý, sử dụng;
- Đối với các khoa đào tạo chuyên ngành:
- Tổ chức cho HSSV thực tập tại các cơ sở sản xuất;
- Phối hợp với phòng Tuyển sinh – Đào tạo, phòng Công tác Chính trị - Học sinh Sinh viên để khảo sát và đánh giá HSSV;
- Đào tạo các nghề ngắn hạn do khoa phụ trách;
- Đào tạo nâng bậc thợ cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu;
- Làm mô hình học cụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ đặc thù của Khoa Điện – Điện tử
Quản lý, tổ chức giảng dạy và biên soạn chương trình, giáo trình các môn cơ sở ngành, chuyên ngành Công nghệ Điện – Điện tử cho các bậc đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp, Liên thông Cao đẳng và các hệ đào tạo chính quy, không chính quy trong trường và liên kết ngoài trường.
4. Danh mục các ngành nghề đào tạo của Khoa Điện – Điện tử:
- Hệ Cao đẳng: Cơ điện tử.
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Kỹ thuật Mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Điện công nghiệp.
Điện tử công nghiệp.
- Hệ Trung cấp: Cơ điện tử.
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Kỹ thuật Mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động.
Điện công nghiệp.
Điện tử công nghiệp.
Giới thiệu các ngành nghề đào tạo của Khoa Điện - Điện tử